Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine
Không chỉ nảy sinh các mâu thuẫn mới liên quan đến xung đột ở Ukraine, 2 ông lớn NATO trước đó đã có những bất đồng chưa được giải quyết.

Tại một hội nghị về xung đột ở Ukraine vào cuối tháng 2/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố không loại trừ khả năng triển khai binh sĩ đến Ukraine.

Tuyên bố trên không được Berlin ủng hộ. Vài giờ sau hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: "Châu Âu và NATO sẽ không gửi bất kỳ binh sĩ nào tới Ukraine".

Theo giáo sư Carolyn Moser, giám đốc một nhóm nghiên cứu tại Viện Luật Quốc tế Max Planck (Đức), tuyên bố của ông Macron là "lằn ranh đỏ với Đức" - quốc gia vốn lo ngại bị coi là "kẻ hiếu chiến" trong mắt Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cũng tại hội nghị trên, ông Macron không quên nhắc: "Nhiều người ngồi quanh chiếc bàn này chỉ tính đến việc gửi túi ngủ và mũ bảo hiểm tới Ukraine".

Đó là một lời mỉa mai nhắm vào Đức, quốc gia từng tuyên bố vào tháng 1/2022 về việc gửi 5.000 mũ bảo hiểm đến Kiev mà không cung cấp vũ khí.

Tình hình đã thay đổi rất nhiều kể từ đó.

Sau Mỹ, Đức hiện là nước đóng góp viện trợ lớn thứ 2 cho Ukraine. Theo viện Kiel (Đức), Berlin đã cam kết viện trợ 17 tỷ euro cho Kiev, trong khi con số này của Paris chỉ là 1,8 tỷ euro.

Theo Euronews, thiếu liên lạc cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng giữa Berlin và Paris.

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, ông Scholz cuối tháng 2/2022 công bố một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro để hiện đại hóa quân đội Đức. Pháp tỏ ra không hài lòng vì không được báo trước thông tin này.

Một "cái gai" khác trong mối quan hệ Pháp - Đức, tồn tại trước xung đột ở Ukraine, là sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu.

Do Đức khởi xướng, sáng kiến này - có sự tham gia của 21 quốc gia thành viên NATO nhưng không có Pháp - bao gồm các hệ thống phòng không IRIS-T (Đức sản xuất), Patriot (Mỹ sản xuất) và Arrow-3 (Israel sản xuất).

Năm 2017, ông Macron đã có bài phát biểu tại thủ đô Paris, kêu gọi cải tổ hệ thống phòng thủ châu Âu - điều mà Berlin vốn không để tâm đến.

Theo chuyên gia, tầm nhìn của Pháp và Đức về phòng thủ châu Âu khác nhau cơ bản ở một điểm: Vai trò của NATO. "Trong khi Pháp muốn quyền tự chủ nhất định và không quá phụ thuộc vào NATO thì Đức lại ưu tiên duy trì và tăng cường mối quan hệ với NATO để đảm bảo vấn đề quốc phòng châu Âu", giáo sư Carolyn Moser, chuyên gia tại Viện Luật Quốc tế Max Planck (Đức), bình luận.

Hàng loạt bất đồng

Theo Euronews, quốc phòng chỉ là một phần trong chuỗi bất đồng lâu dài giữa Pháp và Đức.

Năng lượng từ lâu đã là một vấn đề khiến 2 ông lớn của NATO chia rẽ. Trong khi Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân (cung cấp 70% lượng điện của nước này), Đức đã đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của nước này vào năm 2023.

Xung đột ở Ukraine đang khiến Đức phải đối mặt với vấn đề năng lượng do nước này phụ thuộc vào lượng khí đốt do Nga cung cấp.

Một vấn đề khác trong quan hệ Pháp - Đức là hiệp định thương mại tự do giữa EU và khối thương mại Nam Mỹ Mercosur.

"Với Đức, tự do thương mại là cần thiết vì nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tỷ lệ mở cửa của nền kinh tế Đức là 87%, trong khi của Pháp chỉ là 60%. Điều này cho thấy nền kinh tế Đức tham gia vào thị trường thế giới ở mức độ cao hơn Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu", Jacques-Pierre Gougeon, giám đốc nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) ở Pháp, nói.

Ông Gougeon cho biết, Berlin đang thúc đẩy hiệp định thương mại tự do giữa EU và Mercosur, trong khi Paris cho rằng vẫn chưa đủ điều kiện để tiến tới hiệp định.

Giành quyền lãnh đạo?

Theo Euronews, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm đảo lộn sự phân chia vai trò cũng như mối quan hệ giữa Pháp và Đức.

"Có một sự phân chia vai trò ngầm ở châu Âu giữa một nước Pháp dẫn đầu về các vấn đề chiến lược, quốc phòng và nước Đức dẫn đầu về các vấn đề kinh tế. Rõ ràng, sự cân bằng này đang bị đe dọa khi Đức có tham vọng về các vấn đề quốc phòng, thể hiện ở việc chi mạnh cho hiện đại hóa quân đội", Gaspard Schnitzler, nghiên cứu viên cấp cao tại IRIS, nhận định.

Mối quan hệ với Pháp không còn là ưu tiên hàng đầu của Đức khi nước này ngày càng chú trọng tới các mối quan hệ với các quốc gia Đông Âu.

Trong bài phát biểu tại Prague (Cộng hòa Séc) vào tháng 8/2022, Thủ tướng Đức Scholz kêu gọi mở rộng EU bằng việc kết nạp thêm các nước ở phía tây vùng Balkan, Ukraine và Moldova.

"Không thể phủ nhận, trọng tâm của châu Âu sẽ chuyển sang phía đông", ông Schnitzler, nghiên cứu viên cấp cao tại IRIS, nói.
DanQuyen.com (Theo nguoiduatin.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153133175.